Đối tác - khách hàng

Giới thiệu

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNHCông ty TNHH Hàng Hải PHC và Công ty TNHH Vận Tải Biển PHC được thành lập dựa trên cơ sở nền tảng, kinh ngiệm quản lý khai thác tàu đã tích lũy và phát triển từ mô hình quản lý khai thác kinh doanh vận tải...
Đọc thêm...

Ảnh vệ tinh

Liên kết Website

 Khởi lược

 Đã có sự gia tăng nhanh và đáng kể về mức độ hoạt động của cướp biển trong vòng vài năm gần đây khi các nhóm cướp biển ngày càng được hậu thuẫn, trang bị tốt hơn và có khả năng tấn công các tàu xa bờ hơn. Trung tâm thông báo cướp biển thuộc Văn phòng hàng hải quốc tế đã nhận được thông báo về 243 vụ tấn công trên các tàu, 26 tàu đã bị cướp chỉ tính riêng từ 01 tháng 01 đến 13 tháng 06 năm 2011. Sự thất bại dễ nhận thấy của cộng đồng quốc tế trong việc xử lý thỏa đáng nguyên nhân của vấn đề, hoặc việc giảm mức độ hoạt động của cướp biển đã dẫn đến các yêu cầu liên tục các chính quyền treo cờ xin phép được bố trí lực lượng bảo vệ có vũ trang trên tàu để bảo vệ tàu và thuyền viên khỏi sự đe dọa có thể bị cướp biển. 

Mức độ sự việc nghiêm trọng đến nỗi mà Chủ tịch văn phòng vận tải biển quốc tế đã phải phát biểu rằng: ”Rất nhiều công ty vận tải biển đã khẳng định việc trang bị vũ khí cho các tàu là một giải pháp cần thiết, hơn là tàu phải tránh hoàn toàn vùng Ấn Độ Dương, điều sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động thương mại toàn cầu trong lúc này”. Áp lực toàn cầu hóa quá lớn cho việc cải cách, sửa đổi và chỉ đạo đã dẫn đến việc tổ chức hàng hải quốc tế ban bố một thông tư tiêu đề: Hướng dẫn tạm thời cho chủ tàu, người khai thác tàu và thuyền trưởng về việc sử dụng lực lượng an ninh vũ trang tư nhân trên tàu khi đi qua những khu vực có rủi ro cao. Mặc dù hướng dẫn này được hưởng ứng và còn cần nhiều sửa đổi, vẫn còn nhiều câu hỏi để ngỏ mà chưa có lời đáp.

Sử dụng lực lượng an ninh vũ trang có hiệu quả không?

Có một thực tế thường thấy là cho đến giờ, không tàu nào bị đánh cướp thành công khi trên tàu được bố trí lực lượng bảo vệ. Xét đến số lượng chủ tàu, người khai thác tàu và lợi nhuận hàng hóa đang tăng,  việc sử dụng lực lượng an ninh vũ trang là biện pháp hữu hiệu nhất để chống lại nguy cơ cướp biển tấn công tại những vùng có độ rủi ro cao. Lập luận để củng cố thêm cho kết luận của họ rất đơn giản: sự ngăn chặn. Đã có đề xuất cho rằng sự hiện diện của lực lượng an ninh vũ trang trên tàu gửi một thông điệp hết sức rõ ràng đến những kẻ đang có ý định tấn công rằng tàu và thủy thủ đoàn có khả năng sử dụng những biện pháp phòng vệ mạnh mẽ để tự vệ; điều này làm tăng đáng kể những rủi ro được nhận biết trước của một cuộc tấn công lên tàu. Trong những trường hợp như vậy, cũng đã có tranh luận rằng cướp biển sẽ thay đổi lựa chọn để tấn công các tàu với sự phòng vệ yếu hơn, đặc biệt trong những khu vực hành hải đông đúc.

Đồng thời việc sử dụng lực lượng an ninh vũ trang để bảo vệ các tàu chở hàng cũng mang những lý do kinh tế. Đã có đề xuất rằng nhờ có cấp độ an toàn và an ninh cao hơn với sự có mặt của lực lượng an ninh vũ trang, tàu được phép đi qua những vùng được cho là có nguy cơ cao bị cướp biển tấn công. Điều này giúp tàu tránh những quãng đường vòng tốn nhiều thời gian và chi phí mà các tàu buộc phải đi qua để tránh những vùng rủi ro cao (như eo biển Malacca và Vịnh Aden) nơi khả năng bị tấn công lớn hơn.

Hơn nữa, các chủ tàu và người khai thác tàu bố trí lực lượng an ninh vũ trang trên các tàucủa họ có khả năng được giảm phí bảo hiểm tới 30%. Tình trạng bị tấn công của một số tàu có thể dẫn đến việc những công ty bảo hiểm có thể gợi ý hoặc đề nghị sử dụng lực lượng an ninh vũ trang cho các tàu nhỏ, tốc độ chậm khi đi qua vùng biển có rủi ro bị cướp biển tấn công cao.

Những quan ngại về việc sử dụng lực lượng an ninh vũ trang

Việc sử dụng lực lượng an ninh vũ trang trên tàu gần đây đã gặp phải sự chống đối đáng kể mang tính quốc tế. Đã có các cuộc tranh cãi liên tục về sự xuất hiện lực lượng an ninh vũ trang có nguy cơ gây bạo lực leo thang trong trường hợp tàu bị cướp biển tấn công. Đặc biệt, người ta lo ngại rằng việc bố trí lực lượng an ninh vũ trang làm gia tăng đáng kể nguy cơ những vụ đấu súng giữa cướp biển và lực lượng an ninh, điều này có thể dẫn đến thương vong cho cướp biển, thuyền viên và bên thứ ba không liên quan bị tấn công do nhầm lẫn. Hơn nữa, việc dùng súng có nguy cơ gây ra tổn thất nghiêm trọng về tàu, hàng hóa và các tài sản khác, và trong trường hợp xấu nhất là chìm tàu. 

Cũng có ý kiến đưa ra rằng cướp biển có thể sử dụng những vũ khí mạnh và mang tính phá hủy nhiều hơn đối với tàu và thủy thủ đoàn để đối phó lại lực lượng an ninh vũ trang bố trí trên tàu. Hơn nữa, cũng có thông báo rằng một số nhóm cướp biển đang huấn luyện kĩ năng leo lên tàu để đối kháng với lực lượng an ninh vũ trang. Vì thế, quyết định sử dụng lực lượng bảo vệ sẽ chỉ được đưa ra khi đã cân nhắc cẩn trọng ảnh hưởng của việc sử dụng sau khi đã đánh giá rủi ro và thực hiện tất cả các biện pháp bảo vệ mà trước đó đã thảo luận đầy đủ với thuyền trưởng.

Các vấn đề pháp lý

Có một số vấn đề pháp lý phức tạp và rủi ro thương mại mà các bên nên nắm được trước khi quyết định bố trí lực lượng an ninh vũ trang. Cần cân nhắc thật kĩ các vấn đề sau:

Trong hoàn cảnh nào thì lực lượng an ninh vũ trang được sử dụng vũ lực với cướp biển?

Hiện nay chưa có công ước quốc tế hay qui định nào nêu rõ có thể sử dụng một cách hợp pháp loại vũ lực hay biện pháp nào để chống lại cướp biển tấn công. Như một hệ quả, trong những vùng biển quốc tế, những luật lệ chi phối việc sử dụng vũ lực sẽ là của chính quyền tàu treo cờ và thuyền trưởng, thuyền viên và lực lượng an ninh phải tuân theo tại mọi thời điểm. Theo hướng dẫn của IMO mới xuất bản gần đây, khi chủ tàu hoặc người khai thác tàu cân nhắc về quyết định bố trí lực lượng an ninh vũ trang trên tàu thì nên xin tư vấn từ chính quyền tàu treo cờ nhằm đảm bảo rằng bất kì thủ tục hợp pháp nào cũng được đáp ứng.

Trên tàu, lực lượng an ninh vũ trang phải được giới hạn với những qui định rõ ràng về việc sử dụng vũ lực (Rules for the Use of Force – RUF), trong đó phải trình bày rõ ràng các điều khoản và các biện pháp phải tiến hành trong trường hợp bị cướp biển tấn công. Các qui định phải đưa ra một kế hoạch ứng phó với cướp biển tấn công một cách chi tiết và được phân loại cụ thể như một phần trong các qui trình hoạt động của lực lượng an ninh, với mục tiêu ngăn chặn cướp biển lên tàu mà chỉ sử dụng vũ lực tối thiểu. Đặc biệt, hướng dẫn của IMO về RUF nêu rõ việc không sử dụng súng với con người trừ trường hợp tự vệ hay bảo vệ người khác, tránh mối đe dọa chết người hoặc trọng thương sắp xảy ra, hoặc phòng tránh những tội ác nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Thêm vào đó, phải đảm bảo rằng RUF tuân theo những luật lệ của chính quyền tàu treo cờ và lý tưởng là nên được sự chấp thuận hoặc tán thành từ phía chính quyền treo cờ.

Vấn đề chủ chốt là lực lượng vũ trang phải tuân thủ RUF và luật của chính quyền tàu treo cờ khi đối mặt với cuộc tấn công của cướp biển. Ngoài ra, tại các vùng lãnh hải cũng cần tuân thủ luật của quốc gia có cảng và bờ biển. Những nguy cơ của việc không tuân thủ rất hiển nhiên: trong trường hợp chết hoặc bị thương không hợp pháp, lực lượng an ninh có nguy cơ bị chính quyền treo cờ hoặc quốc gia khác có quyền tài phán về tội mưu sát hoặc gây thương tích nghiêm trọng. Tại những vùng như eo biển Malacca, việc sử dụng bất hợp pháp vũ lực để chống trả sự tấn công của cướp biển trong khu vực có khả năng đặt lực lượng an ninh vào tình thế bị phán định có tội tại Singapore, Indonesia hoặc Malaysia, tùy thuộc vào vị trí tàu tại thời điểm đó. Thêm nữa, có một rủi ro là Thuyền trưởng, công ty bảo vệ hoặc các bên khác có thể bị truy tố là đồng phạm trong trường hợp lực lượng an ninh vũ trang gây bất kì thương vong bất hợp pháp nào.

Phối hợp chỉ đạo

Cả công ước SOLAS và bộ luật ISPS đều qui định Thuyền trưởng có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất cho an toàn và an ninh của tàu. Tuy nhiên, lực lượng an ninh vũ trang có thể mong muốn tùy ý sử dụng vũ lực mà không cần sự cho phép của Thuyền trưởng nếu theo đánh giá cá nhân của họ, là cần thiết để tự vệ. Đây rất có thể là trường hợp khi mà họ không nhận được hoặc không thể nhận được lệnh của thuyền trưởng. Lực lượng an ninh vũ trang cũng mong muốn có thể bảo toàn quyền tự quyết để họ không bị ép buộc sử dụng vũ lực trong trường hợp Thuyền trưởng ra lệnh cho họ làm như vậy.

Như vậy, có sự căng thẳng nhất định giữa nhu cầu tiềm năng của lực lượng an ninh về mức độ kiểm soát và tự quyết trong việc họ sử dụng vũ lực và qui định về việc Thuyền trưởng có quyền và trách nhiệm cuối cùng đối với tàu. Mặc dù hướng dẫn của IMO đòi hỏi phải có lệnh và cơ cấu kiểm soát bằng văn bản để có thể đưa vào tuyên bố “tại mọi thời điểm, Thuyền trưởng là người nắm quyền chỉ huy và duy trì quyền vượt quyền” thì các nghị định thư về những hành động ban đầu và ứng phó với các mối đe dọa cần phải được công ty an ninh, chủ tàu và người khai thác tàu đàm phán cẩn thận, sau đó thể hiện rõ nội dung đạt được trong các văn bản mang tính hợp đồng và các qui trình thực thi.   

Cấp phép sử dụng vũ khí

Các điều luật điều chỉnh việc mang và sử dụng vũ khí tại một số quốc gia rất phức tạp và nếu vi phạm các điều luật về cấp phép sử dụng vũ khí sẽ có khả năng đối mặt với những khoản phạt hình sự và dân sự nghiêm trọng. Căn cứ thực tế có những mối quan ngại quốc tế về sự gia tăng vũ trang, cho rằng vũ khí cuối cùng có thể sẽ bị sử dụng trong các vụ phạm tội, khủng bố hoặc nội chiến, công ty nên tiến hành các động thái thật thận trọng. Việc nhận những tư vấn pháp luật thích hợp cũng rất cần thiết để đảm bảo các nhân viên an ninh được trang bị vũ khí và công ty sở hữu vũ khí đều có giấy phép và đạt được sự tán thành cần thiết cho việc sở hữu và sử dụng vũ khí theo những qui định pháp luật đối với từng chuyến đi. Cũng cần cảnh giác với khả năng tàu bị thay đổi lộ trình (ví dụ: tàu cần sửa chữa hoặc cung ứng vật tư), điều này có thể đưa tàu vào những vùng lãnh thổ với những qui định pháp luật mới mà những giấy phép vũ khí hiện có không còn thích hợp.

Những biện pháp an ninh khác 

Phải ghi nhớ rằng lực lượng an ninh vũ trang nên được đồng sử dụng chứ không phải thay thế các biện pháp an ninh khác. Tiếp sau việc đánh giá rủi ro để đánh giá khả năng và hậu quả của những cuộc tấn công cướp biển đối với tau, cũng cần phải cân nhắc biện pháp bảo vệ nào nên được thi hành. Hướng dẫn thực hành quản lý tốt nhất được xuất bản với các dữ liệu do các công ty hàng hải lớn và các lực lượng hải quân cung cấp có đề xuất một số biện pháp thực hiện để bảo vệ tàu và giảm thiểu nguy cơ bị cướp biển đe dọa trong đó bao gồm sử dụng dây thép gai, sơn chống bám, nước phun và súng phun bọt. Hơn nữa, trên một số tàu, có thể cân nhắc sử dụng hàng rào điện, hoặc xây dựng “nơi trú ẩn an toàn”, một khu vực được dựng phía trong tàu nơi thủy thủ được bảo vệ khỏi cuộc tấn công của cướp biển.

Các chủ tàu nên cân nhắc việc đăng kí với Tổ chức thương mại hàng hảiUK và trung tâm an ninh hàng hải – khu vực sừng Châu Phi. Các tổ chức này hỗ trợ và cung cấp thông tin về ngành hàng hải và những công việc cụ thể khi kết hợp với lực lượng hải quân tại những khu vực rủi ro cao để giảm thiểu nguy cơ cướp biển tấn công

Lựa chọn công ty an ninh

Do thiếu các qui định và việc cấp phép cho các công ty an ninh hàng hải hiện nay, có rất nhiều lo ngại về khả năng và sự vững vàng của các công ty bảo vệ và về ngành công nghiệp mạo hiểm này. Tuy nhiên, cả IMO và các hội P&I đã đưa ra hướng dẫn đối với các chủ tàu và người khai thác tàu trong việc chọn lựa công ty bảo vệ. Hy vọng rằng hướng dẫn này sẽ đóng vai trò là những tiêu chuẩn tối thiểu cho ngành an ninh hàng hải và khuyến khích những người khai thác hiện tại đảm bảo qui trình của họ đáp ứng tiêu chuẩn này.

Các công ty an ninh cần cam kết việc rà soát đầy đủ cho nhân viên (bao gồm những thông tin liên quan đến việc phạm tội) và đảm bảo người trong lực lượng an ninh đều được huấn luyện phù hợp, cấp phép và giấy chứng nhận về việc sử dụng vũ khí trong mọi môi trường hàng hải cũng như được bảo hiểm đầy đủ cho bản thân, cho nhân viên của họ và về trách nhiệm pháp lý của bên thứ ba. Tương tự như vậy, điều quan trọng là các chủ tàu và người khai thác tàu chỉ thuê những hãng có uy tín, đang thực hiện các qui trình phù hợp để sàng lọc và huấn luyện nghiêm ngặt nhân viên của họ và có thể chứng minh rằng họ có đầy đủ sự chấp nhận và giấy phép cần thiết để triển khai lực lượng an ninh vũ trang.

Giữa chủ tàu, người khai thác tàu và công ty an ninh, cần cân nhắc thận trọng vai trò và việc sử dụng lực lượng an ninh vũ trang trên tàu. Cụ thể là, vai trò và sự hiện diện của lực lượng an ninh nên được đưa vào kế hoạch an ninh trên tàu sau khi đã thảo luận với Thuyền trưởng. Hơn nữa, cần đảm bảo rằng tất cả các bên đều nhận thức được và tuân theo tất cả những hướng dẫn của chính quyền treo cờ và của quốc tế có liên quan, đặc biệt hết sức ch&u